​​​

Các vấn đề khác:

I. Đăng ký khai sinh/Ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh:

A. Thủ tục làm giấy khai sinh và hộ chiếu cho trẻ em:

Hồ sơ cần nộp:

- Tờ khai xin cấp giấy khai sinh (1.-TK-dang-ky-khai-sinh.doc ) và tờ khai xin cấp hộ chiếu (Ho chieu, thong hanh.doc). Nếu bố hay mẹ là người nước ngoài thì cần khai thêm bản lựa chọn quốc tịch cho con (mau-van-ban-thoa-thuan-chon-quoc-tich-cho-con.doc), ký trước sự chứng kiến của viên chức lãnh sự.

- Bản chính và 1 bản sao hộ chiếu của bố và mẹ;

- Bản chính khai sinh tiếng Thái và 01 bản dịch tiếng Anh đã có dấu xác nhận của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Thái Lan (địa chỉ: 123 Chaengwattana road, Tungsonghong, Laksi, Bangkok).

- Ảnh chân dung trẻ em cỡ 4x6cm

- Bản chính giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ. Lưu ý một số trường hợp sau:

+ Nếu đăng ký kết hôn ở Việt Nam thì có dấu xác nhận của Cục Lãnh sự- Bộ Ngoại giao hoặc Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh.

+ Nếu đăng ký kết hôn tại Thái Lan thì cần có bản dịch tiếng Anh và có dấu xác nhận của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Thái Lan.

+ Nếu kết hôn ở nước thứ ba thì cần có xác nhận của Đại sứ quán nước đó tại Thái Lan.​

B. Ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh:

Cha mẹ cần trực tiếp đăng ký khai sinh cho con. Việc đăng ký khai sinh về nguyên tắc sẽ được thực hiện phù hợp với Luật của sở tại. Trẻ em sinh ra và đã được khai sinh tại Thái Lan, Đại sứ quán sẽ thực hiện thủ tục Ghi sự kiện hộ tịch và cấp trích lục giấy khai sinh. Hướng dẫn chi tiết xem tại đường dẫn:

https://dichvucong.mofa.gov.vn/DVCLSPages/HD/HDDKKS.aspx

Hồ sơ gồm :

- Tờ khai đề nghị đăng ký ghi sự kiện hộ tịch và cấp trích lục khai sinh (mẫu tờ khai: 11.-TK-ghi-chu-viec-thay-doi-ho-tich.doc); hoặc sử dụng tờ khai Trực tuyến.

- Giấy chứng sinh;

- Giấy đăng ký kết hôn của cha mẹ;

- Hộ chiếu gốc của cha mẹ;

- Thẻ cư trú của cha mẹ;

- Lệ phí (bằng tiền mặt).

II.  Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn:

Hồ sơ gồm:

Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận chưa kết hôn (tải tại đây: 17.-Tk-cap-Giay-XNTTHN.doc;

- Bản gốc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do chính quyền phường/xã nơi có hộ khẩu thường trú ở Việt Nam cấp;

- Bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Thái của Giấy xác nhận nêu trên, có xác nhận của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh.

- Xác nhận cư trú của Chính quyền Thái Lan có mục khai báo tình trạng gia đình(để hoàn thiện hồ sơ kết hôn tại Việt Nam);

- Bản sao hộ chiếu (mang theo hộ chiếu gốc để đối chiếu);

- Lệ phí theo quy định.

Thời gian thụ lý hồ sơ từ 4-5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.

III. Đăng ký kết hôn :

​Việc đăng ký kết hôn tại Đại sứ quán về nguyên tắc sẽ được thực hiện phù hợp với Luật của sở tại. 
Hồ sơ gồm :
Tờ khai đăng ký kết hôn (tải về tại đây:2.-TK-dang-ky-ket-hon.doc), có chữ ký của cả hai bên nam và nữ;
- Xác nhận chưa vợ, chưa chồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam mới cấp (bản chính, có dấu đỏ - không được là bản sao, kể cả bản sao công chứng).
- Trường hợp người đề nghị đăng ký kết hôn đã cư trú tại một nước thứ 3 thì cần có xác nhận của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước thứ 3 đó về tình trạng hôn nhân của người đề nghị;
- Xác nhận cư trú của Chính quyền sở tại có mục khai báo tình trạng gia đình;
- Giấy khai sinh, nếu là bản sao thì phải có công chứng;
- Bản sao hộ chiếu (sẽ được đối chiếu với Hộ chiếu gốc).
- Lệ phí (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng). Trường hợp chuyển khoản, đề nghị gửi cùng hồ sơ một xác nhận đã chuyển tiền của ngân hàng.

IV. HỒI HƯƠNG

Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (CVNĐCNN) nếu có nhu cầu xin trở lại thường trú ở Việt Nam mà thuộc một trong hai trường hợp sau đây thì có thể làm thủ tục đăng kí thường trú tại Việt Nam:

a. Mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị về Việt Nam đăng ký thường trú; hoặc

b. Có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp

       1. Hồ sơ đề nghị về Việt Nam thường trú (lập thành 2 bộ), mỗi bộ gồm:

       a. Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú (theo mẫudon-xin-hoi-huong-cua-cdvn-dinh-cu-o-nn.pdf);

      b. Bản sao (không phải bản photocopy) hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu);

      c. Bản sao một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam:

  • Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
  • Giấy chứng minh nhân dân;
  • Hộ chiếu Việt Nam;
  • Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;
  • Giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp xác nhận đương sự còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch.
  • 03 ảnh mới chụp cỡ 4x6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu (02 tấm dán vào đơn đề nghị và 01 tấm để rời);   

       d. Một trong những giấy tờ sau đây chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam:

    • Bản sao hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở của cá nhân (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu);
    • Văn bản chứng minh người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho người đó đăng ký thường trú;
    • Bản sao giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhà ở của người cho thuê, mượn, ở nhờ (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu).

      * CDVNĐCNN xin về thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương ngoài giấy tờ nên trên trong hồ sơ phải có một trong giấy tờ sau đây chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (quy định tại khoản 1, 2 và 4 của Điều 20 Luật Cư trú):
  • Sổ tạm trú hoặc xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn về thời gian đăng ký tạm trú;
  • Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
  • Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có đủ khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú bác, cậu ruột, người giám hộ;
  • Người chưa thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;
  • Trường hợp không còn giấy tờ chứng minh mối quan hệ ruột thịt nêu trên, thì người bảo lãnh phải có đơn giải trình và được UBND cấp xã nơi người đó có hộ khẩu thường trú xác nhận.

.     2. Trình tự thủ tục đề nghị xin về Việt Nam thường trú.

          Bước 1: CDVNĐCNN nộp hồ sơ (cả 2 bộ) tại Cơ quan đại diện Việt Nam nơi người nộp hồ sơ đang cư trú hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người nộp hồ sơ đề nghị được về thường trú.

           Bước 2: Người được giải quyết về Việt Nam thường trú cần liên hệ với cơ quan đại diện Việt Nam để nhận giấy thông hành hồi hương trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo (trong trường hợp nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).

           Bước 3: Sau khi về nước thì thực hiện thủ tục đăng kí thường trú theo quy định.


          3. Tài sản được phép mang về nước khi hồi hương:

Theo các qui định hiện hành của pháp luật Việt Nam, hàng hoá là tài sản di chuyển, đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi hồi hương về nước mang theo thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, được miễn thuế nhập khẩu. Cụ thể:

  • Đối với số tiền thuộc tài sản, thu nhập của người Việt nam ở nước ngoài mang theo khi hồi hương về Việt Nam không hạn chế về số lượng, không phải chịu khoản thuế nào.
  • Đối với hàng hoá tiêu dùng như ôtô, xe máy, ti vi, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, dàn âm thanh đang sử dụng được miễn thuế nhập khẩu mỗi thứ một chiếc cho mỗi hộ gia đình (hoặc cá nhân) người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang về nước khi được phép về định cư tại Việt Nam.
  • Theo qui định hiện hành của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt thì hàng hoá là tài sản di chuyển của cá nhân và gia đình người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang về khi hồi hương không thuộc đối tượng xét miễn thuế tiêu thụ đặc biệt. Hiện nay, những mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là thuốc lá, rượu, bia, ôtô, xăng dầu.

    Hồ sơ xin miễn thuế nhập khẩu:

    ·         Tờ khai Hải quan

    ·         Quyết định cho phép hồi hương tại Việt Nam.

    ·         Bản kê chi tiết tài sản.

    ·         Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản.


    ​V. Tham khảo thêm các dịch vụ hành chính công về quốc tịch, hộ tịch và đăng ký công dân tại đường link sau: https://dichvucong.mofa.gov.vn/.

    Phòng Lãnh sự của Đại sứ quán:

    - Giờ nhận/trả hồ sơ tại Đại sứ quán: 9:30 AM - 12:00 PM và 02:30 PM - 05:00 PM các ngày thứ Hai – thứ Sáu. Phòng Lãnh sự không mở cửa vào các ngày nghỉ lễ chính thức của Việt Nam và Thái Lan (Xem ngày nghỉ lễ tại đây)​.

    - Hỏi thêm về thủ tục, tra cứu kết quả tại số Điện thoại: +66 2650 8979  từ 9:00-12:00 và từ 14h đến 17:00 h từ thứ Hai đến thứ Sáu hang tuần, trừ các ngày lễ.
    - Fax: +66 2650 7525

    - Website:  https://vnembassy-bangkok.mofa.gov.vn

    - Email: vnemb.th@mofa.gov.vn

           - Địa chỉ: 83/1 Wireless Road, Lumpini, Pathumwan, Bangkok 10330


  ​​  ​​​​​​​​​​​​​   ​​​